Bạn thường xuyên bị những cơn đau đầu hành hạ. Bạn đã thử dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không có hiệu quả. Vậy bạn hãy thử phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu. Đây là một phương pháp chữa các chứng đau đầu hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Đặc biệt, nếu bạn nắm được kỹ thuật bấm huyệt thì hoàn toàn có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi khi cơn đau đầu xuất hiện. Tuy nhiên, kỹ thuật bấm huyệt chữa đau đầu như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, hãy bỏ túi những hướng dẫn chi tiết về cách bấm huyệt dưới đây.

Xem thêm: Máy xông ngải cứu loại nào tốt / Ghế massage loại nào tốt / Máy ngâm chân massage loại nào tốt / Đệm massage loại nào tốt / Gối massage loại nào tốt

Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả
Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả

Những điều cần biết về bấm huyệt

Bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu được sử dụng rất phổ biến từ xa xưa đến nay. Phương pháp này có thể giúp chữa trị được nhiều bệnh trong đó có bệnh đau đầu một cách hiệu quả mà không cần phải dùng đến thuốc.

Bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt là phương pháp trị liệu sử dụng tay (bao gồm các ngón tay, bàn tay, gốc bàn tay, đốt ngón tay…) để tác động vào các vị trí huyệt đạo trên cơ thể. Các huyệt đạo trên cơ thể khi được tác động bởi các lực từ bàn tay sẽ tự động kích hoạt tăng cường lưu thông khí huyết, hồi phục các chức năng và chữa lành bệnh tật.

Cơ chế trị bệnh của bấm huyệt

Theo Đông y, cơ thể con người sẽ có tất cả 108 huyệt đạo bao gồm 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt quan trọng (tử huyệt). Các huyệt đạo chính là nơi cửa ngõ giao thoa các khí từ bên trong ra cũng như từ bên ngoài vào cơ thể. Hệ thống các huyệt đạo này không tách riêng mà có mối quan mật thiết với phủ tạng và hệ kinh mạch. 

Vì nằm ở vị trí cửa ngõ nên các huyệt đạo có thể đón các tà khí xâm nhập vào cơ thể và di chuyển đến phủ tạng để gây ra đau đớn, bệnh tật. Do đó, khi thực hiện bấm huyệt có thể giúp loại bỏ các tà khí, làm giảm cơn đau và điều hòa các rối loạn trong cơ thể.

Khi thực hiện bấm huyệt, lực của bàn tay sẽ tác động lên bề mặt da sau đó thông qua da sẽ ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, các mạch máu, các cơ quan trong cơ thể. Nhờ sự ảnh hưởng này, khí huyết được lưu thông, các hormone giảm đau được sản sinh để giúp chữa lành bệnh tật. Tùy vào từng loại bệnh mà người bệnh sẽ lựa chọn những loại huyệt phù hợp để bấm. Bởi mỗi huyệt sẽ đóng một vai trò và chức năng riêng.

Tác dụng của bấm huyệt?

Bấm huyệt mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong điều trị và chăm sóc sức khỏe. Có thể kể đến như:

Hỗ trợ chữa các bệnh thuộc hệ thần kinh

Bấm huyệt có tác dụng hiệu quả trong chữa các bệnh về hệ thần kinh bao gồm: bấm huyệt chữa đau đầu, bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình, bấm huyệt chữa run tay, mất ngủ…

Tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn

Bấm huyệt là một liệu pháp tối ưu để tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn. Bởi liệu pháp này sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, làm ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim…

Chữa trị các bệnh về xương khớp hiệu quả

Đối với những người mắc bệnh khương khớp thì bấm huyệt là một phương pháp trị liệu hiệu quả. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp, chữa thoát vị, chữa thoái hóa xương khớp, đau vai gáy…

Chữa trị các bệnh thuộc hệ hô hấp hiệu quả

Bấm huyệt có khả năng chữa trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Khi gặp các chứng bệnh về hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, ho có đờm, ngạt mũi… người bệnh có thể lựa chọn bấm huyệt để điều trị thay vì dùng thuốc.

Hỗ trợ chữa trị các bệnh hệ sinh sản

Các bệnh về hệ sinh sản cũng nằm trong danh sách những bệnh có thể chữa bằng phương pháp bấm huyệt. Đặc biệt, bấm huyệt đạt hiệu quả cao nhất khi chữa trị các bệnh như đau bụng kinh, rong kinh, yếu sinh lý, u xơ tử cung, kích thích chức năng sinh lý… 

Chữa trị các bệnh khác

Bên cạnh chữa các bệnh về hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, sinh sản thì bấm huyệt còn có hiệu quả tốt khi điều trị nhiều loại bệnh lý khác về gan, thận hay dạ dày. Bấm huyệt sẽ giúp giải độc gan, hạ sốt, giảm đau dạ dày, bổ thận, chữa cận thị...

Tác dụng làm đẹp hiệu quả

Ngoài tác dụng chữa bệnh, bấm huyệt còn có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Phương pháp bấm huyệt có thể giúp tăng khả năng đàn hồi của da, làm đẹp da, làm thon gọn mặt, giảm béo bụng, giảm cân, nâng cơ mặt, tăng kích thước vòng 1….

Có nên lựa chọn phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu không?

Như chia sẻ, bấm huyệt có rất nhiều những tác dụng tuyệt vời. Một trong số đó là bấm huyệt chữa đau đầu. Tuy nhiên, liệu bấm huyệt có thể chữa được đau đầu hiệu quả không thì nhiều người còn băn khoăn. Để đánh giá xem có nên bấm huyệt chữa đau đầu không thì chúng ta phải đánh giá dựa trên ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm

Đau đầu có nguyên nhân chính là do tâm căn suy nhược, tạng phủ rối loạn hay ngoại tà xâm nhập qua các huyệt đạo. Do vậy, để chữa đau đầu thì bạn cần tác động lên các huyệt vị để tăng cường máu lưu thông lên não, giảm áp lực lên hệ thần để xua tan cơn đau đầu. Và bấm huyệt là phương pháp hữu hiệu để tác động lên các huyệt vị giúp chữa lành mọi bệnh tật. 

Phương pháp bấm huyệt sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Độ an toàn cao khi không cần dùng đến thuốc, không can thiệp, xâm lấn tác động đến cơ thể.
  • Động tác thực hiện đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
  • Giúp giảm cơn đau đầu nhanh chóng.
  • Giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
  • Giúp lưu thông khí huyết hiệu quả.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu cũng tồn tại một số nhược điểm nhỏ. Thứ nhất, người thực hiện bấm huyệt phải là người có kinh nghiệm về huyệt đạo. Thứ hai, khi bấm huyệt phải thực hiện đúng thao tác. Nếu bấm không đúng huyệt, không đúng thao tác có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng cũng nhiều biến chứng.

Dựa vào những ưu nhược điểm, có thể thấy bấm huyệt chữa đau đầu là phương pháp hiệu quả nên sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần phải lưu tâm thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

Các cách bấm huyệt chữa đau đầu? 

Bấm huyệt chữa đau đầu có nhiều cách. Bởi có nhiều huyệt đạo trên cơ thể mà bạn có thể tác động để làm giảm cơn đau đầu. Vì vậy, khi cần chữa đau đầu bạn có thể lựa chọn tác động vào một trong số những huyệt đạo dưới đây.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Thái Dương

Huyệt Thái Dương là một trong những huyệt đạo bạn có thể tác động vào để làm giảm cơn đau đầu. Đặc biệt, cách này ngoài chữa đau đầu còn có thể chữa đau răng hiệu quả.

Vị trí: Huyệt đạo Thái Dương nằm ở hai bên thái dương thuộc phía cuối của đường chân mày.

Cách thực hiện:  

  • Dùng đầu ngón tay ấn vào huyệt Thái Dương. 
  • Day nhẹ trong thời gian khoảng 10s và lặp lại khoảng 2-3 lần để làm giảm cơn đau đầu.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Phong Trì

Khi bấm vào huyệt Phong Trì sẽ giúp giảm cơn đau đầu, giảm đau nhức mỏi vai gáy, mỏi mắt hay cảm mạo. Vì vậy, khi bấm huyệt chữa đau đầu nhiều người thường lựa chọn huyệt này.

Vị trí: Huyệt đạo Phong trì nằm ở hõm đằng sau gáy.

Cách thực hiện: 

  • Dùng ngón tay cái ấn vào phần hõm sau gáy để tác động lên huyệt Phong Trì. 
  • Day nhẹ lên huyệt đạo trong khoảng 10s để xua tan cơn đau đầu.
  • Thực hiện thao tác đều đặn nhiều lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Nghinh Hương

Huyệt Nghinh Hương là một trong 72 huyệt cơ bản. Khi bấm vào huyệt này ngoài tác dụng giảm đau đầu còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, stress, đau nhức, mỏi mắt, đau răng... 

Vị trí: Huyệt Nghinh Hương nằm ở phần xương má gần vị trí hai bên cánh mũi. Huyệt đạo này hơi khó tìm. Bạn nên dùng tay ấn nhẹ vào xương má để tìm ra phần lõm của huyệt Nghinh Hương.

Cách thực hiện: 

  • Dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào phần lõm của huyệt Nghinh Hương. 
  • Day nhẹ lên huyệt đạo trong khoảng 10s.
  • Lặp lại nhiều lần để đánh tan cơn đau đầu, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Hợp Cốc

Một trong những cách bấm huyệt chữa đau đầu là tác động vào huyệt Hợp Cốc. Khi tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm cơn đau đầu nhanh chóng. Ngoài chữa đau đầu, tác động vào huyệt này còn giúp giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, chữa cảm mạo, ho, đau răng hay chứng mất ngủ.

Vị trí: Huyệt đạo Hợp Cốc nằm ở vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái.

Cách thực hiện: 

  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái ấn mạnh vào huyệt Hợp Cốc trên tay phải. 
  • Day nhẹ lên huyệt đạo theo vòng tròn xuôi chiều kim đồng hồ và ngược lại trong khoảng 10s.
  • Thực hiện tương tự lại với huyệt Hợp Cốc ở bàn tay trái.

Với cách thực hiện này sẽ giúp bạn giảm đau đầu cũng như giảm căng thẳng mệt mỏi nhanh chóng. Nếu bạn thường xuyên đau đầu hãy thực hiện tác động lên huyệt Hợp Cốc đều đặn 2-3 lần/ngày.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Toàn Trúc

Huyệt Toàn Trúc là một trong những huyệt quan trọng trên cơ thể. Khi tác động lên huyệt này sẽ làm giảm các cơn đau đầu bất chợt xuất hiện. Ngoài giảm đau đầu, huyệt này còn giúp chữa viêm xoang, giảm đau mỏi mắt, giảm cơn đau do áp lực, tăng cường khả năng lưu thông máu.

Vị trí: Huyệt đạo này thuộc hai điểm đối xứng ngay trên đầu sống mũi dưới ngay mép lông mày.

Cách thực hiện: 

  • Dùng hai ngón trỏ của hai bàn tay nhấn đồng thời vào hai vị trí của huyệt Toàn Trúc.
  • Tay day nhẹ vào vị trí huyệt trong vòng 10s.
  • Lặp lại 2-3 lần để xua tan cơn đau đầu.

Với cách bấm huyệt Toàn Trúc sẽ giúp cơn đau đầu được đánh bay nhanh chóng mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Bạn có thể thực hiện cách bấm huyệt chữa đau đầu này 2-3 lần/ngày để đầu óc thư thái.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Thiên Trụ

Thiên Trụ là huyệt khi tác động vào có thể làm giảm đau đầu, giảm căng thẳng, mệt mỏi hoặc chữa các chứng bệnh về đau tai, đau mắt.

Vị trí: Huyệt Thiên Trụ nằm ở phía sau gáy thuộc phần giữa đáy hộp sọ và cơ cổ dọc.

Cách thực hiện: 

  • Dùng hai ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt Thiên Trụ.
  • Day nhẹ tại vị trí huyệt Thiên Trụ trong khoảng 10s.
  • Thả lỏng sau đó tiếp tục lặp lại nhiều lần đến khi cảm thấy cơn đau đầu giảm.

Bạn có thể thực hiện cách bấm huyệt chữa đau đầu bằng huyệt Thiên Trụ 2-3 lần/ngày để giảm cơn đau đầu và lưu thông khí huyết. Lưu ý, khi không thực hiện khi vị trí huyệt đạo có các vết thương hở.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Ấn Đường

Bạn có thể thực hiện bấm huyệt chữa đau đầu bằng huyệt Ấn Đường. Huyệt này có thể chữa đau đầu, viêm xoang, cảm mạo, hạ sốt, nhức mỏi mắt vì thường xuyên làm việc với máy tính, chảy máu cam.

Vị trí: Huyệt đạo Ấn Đường nằm ở vị trí ngay giữa hai đầu lông mày, trung tâm giữa đầu sống mũi và trán.

Cách thực hiện: 

  • Dùng ngón tay trỏ nhấn vào vị trí của huyệt Ấn Đường.
  • Day nhẹ tại vị trí huyệt đạo trong khoảng 1 phút.
  • Thực hiện nhiều lần đến khi giảm đau, lưu ý thả lỏng sau mỗi lần thực hiện.
  • Mỗi ngày có thể thực hiện từ 2-3 lần.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Kiên Tỉnh

Kiên Tỉnh là một huyệt quan trọng. Khi thực hiện bấm huyệt này không chỉ giúp giảm đau đầu mà còn có nhiều tác dụng khác như giảm đau cổ, co cứng cổ, đau mỏi cổ, ho, ho có đờm, sưng hạch vùng cổ...

Vị trí: Huyệt đạo Kiên Tỉnh có hai vị trí tại khu vực vùng giữa cổ và vai.

Cách thực hiện: 

  • Dùng ngón giữa hoặc ngón trỏ ấn mạnh lên vị trí huyệt Kiên Tỉnh.
  • Dùng ngón tay day nhẹ vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong khoảng 1 phút.
  • Lặp lại thao tác tương tự với vùng vai còn lại.
  • Thực hiện bấm huyệt Kiên Tỉnh nhiều lần đến khi cơn đau đầu giảm.

Chữa đau đầu bằng bấm huyệt Suất Cốc

Suất Cốc là một huyệt quan trọng trong cơ thể. Bấm huyệt Suất Cốc giúp chữa đau đầu hiệu quả. Ngoài chữa đau đầu, huyệt đạo này có thể chữa cảm sốt, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chữa nhức mỏi mắt…

Vị trí: Huyệt đạo Suất Cốc nằm ở vị trí cách 2-3cm từ vị trí thái dương đến đường chân tóc.

Cách thực hiện: 

  • Dùng ngón giữa hoặc ngón trỏ ấn với lực vừa đủ lên vị trí huyệt Suất Cốc.
  • Day nhẹ ngón tay theo vòng tròn trong khoảng 1 phút.
  • Lặp lại thao tác tương tự với huyệt Suất Cốc phía còn lại.
  • Thực hiện bấm huyệt Suất Cốc nhiều lần đến khi cơn đau đầu giảm.

 Những điều cần lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau đầu

Bấm huyệt chữa đau đầu là một phương pháp an toàn bởi chỉ tiếp xúc ngoài da không cần dùng thuốc, không cần xâm lấn vào cơ thể. Tuy nhiên, khi thực hiện bấm huyệt cũng có những lưu ý nhất định để đạt được kết quả trị liệu cao nhất cũng như không gây ra những biến chứng. Dưới đây là những lưu ý bạn không thể bỏ qua khi thực hiện bấm huyệt chữa đau đầu:

Xác định đúng vị trí huyệt đạo trước khi bấm

Khi bấm huyệt chữa đau đầu bạn cần xác định đúng huyệt đạo cần bấm để có tác dụng tốt nhất. Bạn lựa chọn một số trong số các huyệt đạo: Thái Dương, Phong Trì, Hợp Cốc, Toàn Trúc, Thiên Trụ, Ấn Dương, Kiên Tỉnh, Suất Cốc, Nghinh Hương. 

Nếu bạn không biết chính xác vị trí các huyệt đạo nên tham khảo chỉ dẫn của các chuyên gia bấm huyệt trước khi thực hiện. Bạn tuyệt đối không tự thực hiện bấm huyệt khi chưa hiểu rõ để tránh bấm nhầm sang huyệt đạo khác. Bởi có 36 huyệt quan trọng hay còn gọi là “tử huyệt”. Nếu bạn bấm nhấm các huyệt này sẽ rất nguy hiểm.

Thao tác bấm huyệt phải chuẩn

Khi thực hiện thao tác phải chuẩn đúng theo hướng dẫn. Nếu bạn thực hiện sai thao tác sẽ không có tác dụng thậm chí gây nhức mỏi cho cơ thể. Khi bấm huyệt bạn nên dùng lực vừa phải không ấn quá mạnh gây tổn thương đến da.

Không bấm huyệt tại các vị trí có vết thương hở

Một lưu ý bạn cần phải tuyệt đối ghi nhớ đó là không bấm huyệt tại các vị trí có vết thương hở. Bởi những tác động lên huyệt đạo có thể gây tổn thương khiến vết thương hở thêm trầm trọng.

Bấm huyệt tại các cơ sở uy tín

Nếu bạn không biết cách bấm huyệt thì cách tốt nhất là tìm đến những cơ sở, trung tâm bấm huyệt chữa bệnh. Nhưng trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mát xa, bấm huyệt chữa bệnh nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ các đơn vị trước khi liên hệ bấm huyệt chữa đau đầu để tránh gặp phải những đơn vị không uy tín gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Để lựa chọn một đơn vị bấm huyệt uy tín thì bạn nên tìm hiểu thông tin chi tiết về từng đơn vị. Một đơn vị uy tín là đơn vị có thông tin rõ ràng và khách hàng đã từng bấm huyệt đánh giá cao, đội ngũ chuyên gia bấm huyệt giỏi. Vì vậy, bạn hãy để ý các yếu tố này để tìm kiếm và lựa chọn một đơn vị uy tín khi cần bấm huyệt.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về các cách bấm huyệt chữa đau đầu. Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu hãy sử dụng phương pháp bấm huyệt đơn giản mà hiệu quả để đánh tan cơn đau đầu.

Xem thêm: Bồn ngâm chân loại nào tốt / Máy massage cầm tay loại nào tốt / Bàn chải đánh răng điện loại nào tốt / Máy tăm nước loại nào tốt / Bấm huyệt chữa mất ngủ