Bạn có biết quan hệ tình dục không an toàn, lối sống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh xã hội nguy hiểm? Một trong số đó phải kể đến là bệnh giang mai, căn bệnh xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới do nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum. Vậy căn bệnh này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cách phòng tránh nó như thể nào? Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số thông tin tham khảo về bệnh lí “tế nhị” này.
Trước tiên, tôi muốn đề cập đến những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai từ khi nó bắt đầu xuất hiện cho tới lúc kết thúc. Dù xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới với những triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung bệnh giang mai thường trải qua 3 giai đoạn chính và luôn ẩn chứa những mối nguy hại tới sức khỏe, nếu không bị chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm về sau. Khi người bệnh bắt đầu nhiễm xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema pallidum, thì trên cơ thể sẽ xuất hiện những nốt sần màu hồng, hoặc chai cứng mọc thành từng cụm nhỏ. Sau 3-6 tuần phát ra bên ngoài, nốt sần sẽ loét và đóng vảy, sau đó tự biến mất. Điều này khiến cho rất nhiều người chủ quan rằng mình khỏi bệnh, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác, bệnh lý đã trở nên nặng hơn và bước vào giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn thứ 2, xoắn khuẩn đã xâm nhập vào máu, khiến cơ thể bị sốt, có triệu chứng cúm, cộng thêm những nốt ban tím, rõ ràng hơn nữa là nổi hạng ở háng và bẹn. Nhưng sau 1-2 tuần, các nốt ban lại nhạt màu và tự biến mất một lần nữa. Nếu ở giai đoạn này, người bệnh không được chữa trị đúng cách , thì thật nguy hiểm khi căn bệnh này có cơ hội được phát triển đến giai đoạn cuối cùng-giai đoạn 3. Tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, gây tổn thương tới lớp niêm mạc trên da và để lại sẹo dày. Không dừng lại ở đó, nó còn tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương, tim mạch và các cơ quan khác trên cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Như tôi đã đề cập ở trên, bệnh giang mai là căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh, mạnh và rất khó để kiểm soát. Bệnh lây lan thông qua 3 con đường chính, đó là quan hệ tình dục không dục không an toàn, viêm nhiễm gián tiếp và lây nhiễm qua đường máu. Vì thế, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên nên phòng tránh căn bệnh này như sau:
- Tránh quan hệ tình dục không an toàn bởi đây là con đường lây nhiễm nhanh và dễ dàng nhất. Trên cơ thể người bệnh có rất nhiều những vết loét tiềm ẩn rất nhiều xoắn khuẩn. Khi có sự cọ xát, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng, lưỡi, cổ họng và vào trong các cơ quan sinh dục. Vì thế hãy tuân thủ chế độ một vợ một chồng, xây dựng đời sống tình dục lành mạnh nhất.
- Hạn chế dùng chung đồ với những người nhiễm bệnh bởi xoắn khuẩn luôn tồn tại và ẩn náu trong nhiều vật dụng như dao cạo râu, khăn tắm , đồ lót… Vì thế, đừng bao giờ dùng chung những vật dụng nguy hiểm này với người bệnh.
- Kiểm tra kim tiêm, máu trước khi truyền vào cơ thể bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này.
Trên đây là những hiểu biết của tôi về căn bệnh xã hội nguy hiểm này, tôi hi vọng bạn đọc đã có được những thông tin bổ ích để sống khỏe, sống đẹp trong con mắt cộng đồng.