Trong nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam không thể thiếu được Tết Trung thu. Vào mỗi dịp tháng tám âm lịch hàng năm, người lớn, trẻ nhỏ lại hân hoan, đoàn tụ đón chào những niềm vui mới dưới ánh trăng sáng vành vạnh. Hơn nữa, ý nghĩa Tết trung thu còn là những phút giây hạnh phúc của tình thân, sự đoàn viên và sum vầy.
Nội dung chính [ẩn]
- Nguồn gốc lâu đời của Tết trung thu
- Những phong tục mang ý nghĩa sâu sắc trong dịp Tết trung thu
- Phong tục rước đèn rằm trung thu
- Ý nghĩa Tết trung thu qua điệu múa Lân rộn ràng
- Phá cỗ đêm trăng mang đến ý nghĩa Tết trung thu tuyệt vời
- Ý nghĩa Tết trung thu từ tục lệ ngắm trăng
- Phong tục cắt bánh trung thu truyền thống
- Trung thu là tết của tình thân hữu
- Ý nghĩa Tết Trung thu là sự đoàn viên
- Ý nghĩa tết trung thu là sự báo hiếu
Xem thêm: Quà tặng cho bạn trai / Quà tặng sinh nhật cho bạn gái
Nguồn gốc lâu đời của Tết trung thu
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa Tết trung thu, chúng ta nên biết rõ nguồn gốc xa xưa của ngày hội rằm tháng 8 này. Cùng quay ngược thời gian, trở về những sự tích dân gian sẽ một phần giúp bạn lý giải được ý nghĩa và các phong tục tập quán quan trọng trong ngày Tết đoàn viên.
Tết trung thu có từ bao giờ?
Từ ngàn năm nay, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân Á Đông lại chuẩn bị tổ chức Tết trung thu sau khi thu hoạch xong mùa vụ. Lễ hội trăng rằm của người Châu Á được tổ chức hết sức độc đáo với nhiều phong tục tập quán và những mâm cỗ đầy đặn.
Nguồn gốc của Tết trung thu được tìm hiểu qua tài liệu từ các câu chuyện truyền thuyết phổ biến ở thời Tây Hán của Trung Quốc. Chuyện kể về vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm trăng rằm rất sáng và tròn của tháng 8 âm lịch.
Trong khi đang thưởng thức cảnh đẹp và không khí mát mẻ, nhà vua gặp đạo sĩ La Công Viễn. Người này được gọi là Diệp Pháp Thiện, hóa phép đưa đức vua lên cung trăng dạo chơi. Cảnh tiên đẹp mê hồn khiến nhà vua hân hoan và thích thú. Hình ảnh những nàng tiên duyên dáng, thướt tha múa hát cùng với những âm thanh, ánh sáng tuyệt sắc đã khiến vua lưu luyến không muốn quay về.
Về tới hoàng cung, vua Đường Minh Hoàng dành nhiều tình cảm lưu luyến chốn tiên cảnh. Từ đó, nhà vua ra lệnh cho dân gian cứ đến ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm tổ chức lễ hội, tiệc mừng và rước đèn để kỷ niệm chuyến du nguyệt đáng nhớ của mình.
Dựa trên điển tích của nhà vua thời Đường, Tết trung thu được tổ chức vào ngày ngày rằm tháng 8 âm lịch đã trở thành phong tục dân gian của người Trung Hoa. Vào ngày này, người dân khắp nơi sẽ treo đèn, rước đèn, bày mâm cỗ, làm bánh trung thu… Không chỉ người Hoa mà người Việt chúng ta cũng có những tục lệ này.
Nguồn gốc Tết trung thu ở Việt Nam
Nhiều người cho rằng tết Trung Thu của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng thực tế thì người dân nước Việt cũng có những sự tích riêng biệt kể về nguồn gốc của ngày tết truyền thống này. Khác với câu chuyện của vua nhà Đường, Tết trung thu ở nước ta gắn với truyền thuyết về Chú Cuội và chị Hằng.
Theo sự tích đó thì Hằng Nga là một nàng tiên nữ xinh đẹp và rất yêu mến trẻ em. Mong muốn của nàng là được xuống trần gian vui chơi cùng các em nhỏ, nhưng không được sự cho phép của tiên giới.
Trong cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” do Ngọc Hoàng tổ chức, Hằng Nga đã có cơ hội để xuống trần gian học làm bánh. Ở đây, chị Hằng đã gặp được chú Cuội - một chuyên gia nói dối. Cuội đã chỉ cho Hằng Nga cách làm bánh, các em nhỏ được nếm thử và đều tấm tắc khen ngon.
Vì lưu luyến Hằng Nga, chú Cuội và cây đa đã lên tận cung trăng cùng nàng. Nhưng ở đây, Cuội lại buồn khóc vì nhớ nhà, nhớ các em nhỏ trốn dân gian. Trong cuộc thi làm bánh, những chiếc bánh chị Hằng được giải nhất và lấy tên gọi là bánh trung thu. Và nàng đã cầu xin Ngọc Hoàng vào mỗi dịp trăng rằm tháng tám cho chú Cuội được xuống trần gian để vui chơi cùng các bạn nhỏ.
Từ đó, ngày rằm tháng 8 được Ngọc Hoàng đặt tên là “Tết Trung thu”. Đây là lúc chú Cuội, chị Hằng cùng đàn thỏ được xuống trần gian. Tất cả được vui chơi, rước đèn, liên hoan, phá cỗ dưới ánh trăng tròn. Ý nghĩa Tết trung thu cũng khởi nguồn từ sự đoàn tụ này.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học về nguồn gốc của Tết trung thu thì ở Việt Nam có từ rất lâu rồi. Bởi trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đã in hình lễ hội trăng rằm tháng tám.
Còn theo một số ghi chép để lại, Tết trung thu nước Việt có từ đời nhà Lý và được tổ chức ở kinh thành Thăng Long. Lễ hội được diễn ra với các hoạt động như múa rối, đua thuyền và rước đèn. Sang thời Lê - Trịnh thì Tết trung thu đã được miêu tả rõ nét trong “Tang thương ngẫu lục” khi được tổ chức xa hoa trong phủ Chúa.
Theo tài liệu này thì Tết trung thu được nhà vua tổ chức linh đình với mong muốn tạ ơn thần Rồng. Bởi thần đã mang mưa tới, giúp cho mùa màng tươi tốt, bội thu, giúp cho dân lành có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Do vậy, hiểu được nguồn gốc sâu xa này sẽ giúp chúng ta biết thêm được những ý nghĩa Tết trung thu.
Những phong tục mang ý nghĩa sâu sắc trong dịp Tết trung thu
Tết trung thu có nhiều phong tục độc đáo, khác lạ và hết sức ấn tượng. Đặc biệt, ý nghĩa Tết trung thu hội tụ đầy đủ những sắc màu của từng hoạt động diễn ra trong dịp lễ này. Tất cả cùng tạo nên một bức tranh đêm hội trăng rằm ấm cúng, vui vẻ và tràn ngập tình thân.
Phong tục rước đèn rằm trung thu
Hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mắt chúng ta mỗi dịp trung thu về chính là những chiếc đèn lồng với đủ sắc màu rực rỡ. Dưới ánh trăng sáng, các em nhỏ nối đuôi nhau cùng rước đèn trong tiếng trống rền vang, vui nhộn. Những chiếc đèn lồng sáng lấp lánh không thể thiếu được trong lễ hội này bởi mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Ở Trung Quốc, đèn lồng thường có màu đỏ, biểu trưng cho sự bình an, may mắn và được treo trước cửa nhà. Còn những chiếc đèn mang theo những ước nguyện về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân lại được làm thành đèn hoa đăng thả trôi trên sông.
Nhưng đặc biệt nhất, mỗi khi trung thu về, người dân Trung Hoa lại có tập tục thả đèn Khổng Minh lên bầu trời. Đây là loại đèn lớn, dán giấy xung quanh, ở giữa thắp một ngọn nến. Hình ảnh những ánh đèn sáng rực rỡ, lấp lánh cả bầu trời đêm mang theo bao ước nguyện của con dân gửi tới các vị thần linh thật đẹp. Thực sự, người Hoa đã lưu truyền được những nét văn hóa ý nghĩa vào mỗi mùa trăng.
Đối với người Việt Nam, đèn lồng chủ yếu dành cho trẻ em chơi trong dịp Tết trung thu. Vào ngày này, các em nhỏ háo hức xếp thành hàng dài cùng rước đèn với đủ màu sắc khác nhau. Ánh đèn sáng muôn nơi kết hợp với tiếng trống hay những bài ca về chú Cuội, Hằng Nga đã làm cho không khí trung thu vui vẻ và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Ban đầu, đèn lồng ở Việt Nam còn được gọi là cây đèn kéo quân với hình ảnh những đoàn quân lính hùng dũng xung trận chiến đấu. Đèn kéo quân mang đến ý nghĩa Tết trung thu là để gợi nhắc các em nhỏ về lòng yêu nước, sự biết ơn đối với những người có công và luôn nhớ về cội nguồn, lịch sử của dân tộc.
Về sau, đèn lồng được mở rộng với nhiều chủ đề gần gũi, ý nghĩa khác như vinh quy bái tổ, hình ảnh bác nông dân làm ruộng, cảnh tứ linh nhảy múa hay mục đồng chăn trâu... Còn hiện nay, trẻ em Việt Nam vô cùng thích thú với những chiếc đèn trung thu hình ngôi sao hay những mẫu đèn giải trí như đèn hình Đôrêmon, Tôn Ngộ Không, Elsa và Anna hay Thủy thủ mặt trăng…
Ở một số tỉnh thành của Việt Nam như Tuyên Quang, Bình Thuận… Tết trung thu được tổ chức rất hoành tráng. Tất cả người dân từ già, trẻ, lớn, bé đều nô nức chuẩn bị những cây đèn khổng lồ, giá trị với nhiều biểu tượng khác nhau để tham gia lễ hội đường phố.
Bởi những chiếc đèn trung thu tượng trưng cho tình cảm gia đình, sự ấm no, hạnh phúc. Đây chính là ý nghĩa Tết trung thu muốn gửi gắm qua hình ảnh những chiếc đèn lồng đặc sắc này.
Ý nghĩa Tết trung thu qua điệu múa Lân rộn ràng
Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán người Trung Hoa không thể thiếu được múa Lân. Còn ở Việt Nam, Tết trung thu gắn liền với tiếng trống và những điệu múa Lân sôi động, nhộn nhịp trên các tuyến phố. Múa lân thường được tổ chức vào đêm 14 và 15 tháng 8 âm lịch hàng năm với hình ảnh đội múa Lân đi trước, trẻ em nô nức theo sau.
Theo tương truyền, tập tục múa Lân được bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ phàm, chế ngự lân giúp bảo vệ những người dân lành. Bởi lân xuất hiện ở đâu là có thể trừ tà ma, bảo vệ đất đai, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho muôn dân. Kể từ đó, vào mỗi dịp trung thu hằng năm, Đức Phật Di Lặc hoá thân thành hình ảnh ông Địa lại dẫn lân đi ban phước lành, niềm vui và may mắn cho mọi nhà.
Thông thường, đội múa Lân gồm một người đội đầu lân và cả một đội múa theo điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Bên cạnh đó còn có một ông bụng phệ, đầu hói, mang mặt nạ, tay cầm quạt mo, mặc quần áo sặc sỡ được gọi với tên thân thuộc là ông địa. Ông đi theo để đùa giỡn con lân và trêu chọc mọi người xem múa.
Sở dĩ, múa lân là phong tục được lưu truyền bao đời nay bởi mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Theo phong thủy, con lân có tác dụng trừ ma, xua đuổi tà khí và tai ương. Hơn nữa, Lân cùng với Sư và Rồng là 3 con vật đại diện cho những điềm lành, may mắn, sự thịnh vượng và giàu có. Do vậy ý nghĩa Tết trung thu qua màn múa lân là cầu mong những điều tốt lành, bình an đến với mọi nhà.
Bên cạnh ý nghĩa mang lại suôn sẻ cho công việc làm ăn, nhiều gia đình lại cho rằng múa Lân sẽ tạo ra không khí vui cửa vui nhà. Đồng thời động viên các em nhỏ hứng khởi hơn khi bắt đầu một năm học mới. Quan trọng nhất là người lớn muốn tạo cho các em một môi trường thoải mái và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phá cỗ đêm trăng mang đến ý nghĩa Tết trung thu tuyệt vời
Vào giữa mùa thu của tháng tám, ngày tết dành cho trẻ em nhưng cũng là lúc gia đình được đoàn tụ. Có lẽ, trông trăng phá cỗ là thời khắc được các em nhỏ chờ đợi nhất trong dịp Tết trung thu này. Đây là phong tục văn hóa dân gian lâu đời được lưu truyền tới ngày nay.
Ở Việt Nam, rằm tháng tám đến gia đình nào cũng chuẩn bị và bày biện một mâm cỗ đầy đặn để tế trời đất, cúng trăng, cầu mong cuộc sống viên mãn và mùa màng bội thu. Ngoài ra, ở rất nhiều các cơ quan, tổ chức hay trường học đều diễn ra các cuộc thi trang trí mâm cỗ rất hoành tráng và đẹp mắt. Đây là dịp để mọi người trổ tài khéo léo và có những giây phút vui vẻ bên nhau.
Trong mâm cỗ đặc biệt này bao gồm rất nhiều thức quà, bánh và hoa quả. Tùy điều kiện từng gia đình sẽ có cách bày biện và trang trí khác nhau. Mâm cỗ không thể thiếu được bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo, các loại hoa quả như bưởi, hồng, dưa, na, táo… được cắt tỉa tỉ mỉ, đẹp mắt. Quanh mâm cỗ được trang trí bằng hoa và các loại đèn trung thu hết sức độc đáo và ấn tượng. Bạn có thể tự làm bánh tại nhà với nhiều hình thù ngộ nghĩnh với các sản phẩm cân làm bánh, máy đánh trứng, máy trộn bột,...
Khi ánh trăng đã lên cao, các bạn nhỏ nô nức rước đèn và say sưa hát ca chờ được phá cỗ. Gia đình quây quần, vui vẻ bên nhau ngắm trăng và thưởng thức những dư vị ngọt ngào trong tiết trời êm ả, mát mẻ của mùa thu. Ý nghĩa Tết trung thu ở đây chính là tình yêu thương, gắn bó, khăng khít giữa mọi người.
Xem thêm: Cân làm bánh điện tử loại nào tốt nhất / Máy đánh trứng loại nào tốt nhất / Máy trộn bột loại nào tốt / Máy làm sữa hạt loại nào tốt nhất
Ý nghĩa Tết trung thu từ tục lệ ngắm trăng
Phong tục ngắm trăng vào mỗi dịp tết trung thu có từ rất lâu đời. Đêm trung thu, người dân Trung Hoa cùng nhau ra đường ngắm trăng rất đông. Ngày thường trăng đã rất đẹp và thu hút rồi nhưng trăng của ngày rằm tháng tám còn đẹp và quyến rũ hơn rất nhiều.
Đất nước Việt Nam chúng ta gắn bó với nền văn minh lúa nước nên hình ảnh ánh trăng mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Trong những ngày tháng tám mùa thu mát mẻ, ánh trăng tròn, chiếu sáng muôn nơi, tô rõ từng cảnh vật. Người dân được ngồi thảnh thơi ngắm trăng sau một mùa vất vả, cực nhọc. Quả thực, đây là những giây phút thư thái, tuyệt vời nhất.
Đối với mỗi người được trực tiếp ngắm nhìn khoảnh khắc trăng lên thực sự rất thiêng liêng. Bởi ánh trăng mang biểu trưng của sự sum họp, gần gũi giữa mọi người trong gia đình. Sự sum vầy, đầm ấm, quây quần chính là ý nghĩa Tết trung thu lớn lao được lý giải qua phong tục thưởng nguyệt này.
Vậy nên, vào ngày tết trung thu, sau khi cả nhà cùng phá cỗ thì hãy nán lại và ngước lên bầu trời cao, cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng sáng vành vạch, người lớn vừa thưởng trà vừa kể cho con trẻ nghe về sự tích trung thu, về chú Cuội và Hằng Nga. Còn các bạn nhỏ thì vừa lắng nghe, vừa vừa liên hoan, vừa hát ca… Thực sự, dù là một việc rất nhỏ, chỉ cần chúng ta bên nhau và cùng sẻ chia thì đều rất tuyệt vời.
Ngoài ra, tục lệ ngắm trăng còn mang một ý nghĩa đặc biệt khác không chỉ đơn giản là khoảnh khắc vui chơi của người lớn và trẻ em. Người xưa cho rằng, dựa vào màu của trăng có thể tiên đoán được nhiều điều. Trăng chiếu màu cam là dấu hiệu của sự bình yên và hạnh phúc. Trăng thu màu lục hay xanh báo hiệu thiên thai ập đến, còn màu vàng là mang đến một mùa vụ thuận lợi.
Phong tục cắt bánh trung thu truyền thống
Tết đoàn viên ở Việt Nam không thể thiếu được những chiếc bánh trung thu thơm ngon, ngọt ngào. Bởi đây là một thức bánh đặc biệt nhất chỉ có riêng mỗi dịp trung thu về.
Thông thường bánh trung thu có hai loại là bánh nướng và bánh dẻo. Món bánh thơm ngon, bổ dưỡng được làm cầu kỳ từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nhưng hương vị truyền thống với đậu xanh, hạt sen, đậu đỏ, lòng đỏ trứng muối, lạp xưởng… là được nhiều người yêu thích hơn cả.
Trước đây, bánh trung thu thường được làm hình dáng tròn, bởi quan niệm hình tròn là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó và hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, bánh trung thu ngày nay đa dạng và phong phú về kiểu dáng, hình thức trang trí và nguyên liệu… Bánh vuông, bánh tròn, hay bánh có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu đều mang những ý nghĩa đặc biệt của mùa trăng.
Hương vị bánh thơm ngon, đặc biệt này không chỉ để cúng trăng và tưởng nhớ tới người đã khuất mà còn để cắt bánh phá cỗ. Đây là phong tục rất quan trọng trong ngày tết này. Thông thường, bánh sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ bằng số lượng thành viên trong gia đình. Nhiều người quan niệm rằng, bánh chia càng đều thì gia đình cành hòa thuận, hạnh phúc.
Có thể nói, ý nghĩa Tết trung thu qua việc cắt bánh trung thu truyền thống chính là tượng trưng của sự đoàn kết, sẻ chia, thuận hòa và hạnh phúc của đại gia đình. Vì vậy, chúng ta nên giữ gìn và lưu truyền những nét đẹp văn hóa này.
Trung thu là tết của tình thân hữu
Rằm tháng tám không chỉ là dịp để người lớn, trẻ nhỏ được thưởng nguyệt, rước đèn, phá cỗ trong tiết trời thu. Đồng thời, ý nghĩa Tết Trung thu còn lớn hơn cả những thông điệp của các phong tục truyền thống mang lại. Bởi đây là ngày dành cho sự đoàn viên, tình thân hữu, lòng biết ơn và báo hiếu.
Ý nghĩa Tết Trung thu là sự đoàn viên
Một năm, Tết trung thu chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất. Vì vậy, ý nghĩa Tết trung thu càng đáng được trân trọng và gìn giữ. Không có lý do gì mà trong dịp lễ quan trọng này, chúng ta không dành những điều tốt đẹp nhất cho gia đình. Bởi đây là những người thân thiết và gắn bó nhất trong cuộc đời mỗi người.
Nhất là với những người con đi làm, đi học xa nhà thì Tết trung thu còn mang những ý nghĩa thiêng liêng hơn. Ai cũng mong ngóng để được trở về nhà, đoàn tụ trong vòng tay của mẹ cha và các anh chị em. Điều này cũng lý giải vì sao người dân Việt Nam lại trân trọng và yêu thương mùa thu tháng tám đến như vậy.
Khi cả nhà được quây quần bên nhau, an yên đón mùa trăng mới thì Tết trung thu mới thực sự đến. Người lớn cùng thưởng trà, ngắm trăng và hồi tưởng lại những ký ức tuyệt vời của ngày xưa. Còn trẻ nhỏ vốn hồn nhiên, vui vẻ cuốn hút cùng những câu chuyện, những sự tích hay những lời ca, tiếng hát và đặc biệt nhất là được rước đèn, liên hoan phá cỗ.
Chỉ cần những giây phút gần gũi, đoàn viên đơn giản như vậy thôi cũng đủ thấy ý nghĩa Tết trung thu đáng quý biết nhường nào. Mọi người cùng sum vầy bên cốc trà thơm, bên miếng bánh dẻo ngọt, cùng kể những câu chuyện vui mà thấy sao thân thương, gần gũi. Đây là sợi dây gắn kết, xích mọi người lại gần nhau hơn để cùng cảm nhận và trao nhau yêu thương.
Trong thời đại ngày nay, khi mà con người thường bị cuốn bởi cuộc sống mưu sinh thì những khoảng thời gian gia đình đoàn viên càng giá trị hơn rất nhiều. Vì mỗi một mùa trăng qua đi là chúng ta đã bớt đi một cơ hội để đón trung thu cùng người thân.
Giữa thu tháng tám, mỗi chúng ta hãy tạm gác lại công việc, bỏ qua những ưu phiền để cùng đón Tết đoàn viên an nhiên, yên bình bên gia đình. Ý nghĩa Tết trung thu chính là sự đoàn viên, hạnh phúc quý giá không gì có thể sánh được.
Ý nghĩa tết trung thu là sự báo hiếu
Tết trung thu là dịp mọi người thể hiện lòng biết ơn và sự báo hiếu đối với những người thân yêu. Những mâm cỗ trông trăng được bày biện cầu kỳ, cẩn trọng thể hiện tấm lòng thành đối với các thành viên lớn tuổi trong gia đình, đó chính là ông bà, cha mẹ… Đồng thời chúng ta còn mang theo lời cầu nguyện cuộc sống yên ấm, hạnh phúc cho mọi người. Hay là những món quà nho nhỏ thay lời cảm ơn dưỡng dục sinh thành như bồn ngâm chân, gối massage, máy massage cầm tay, chăn điện, đệm điện,...
Mỗi dịp này, tùy khả năng kinh tế của từng gia đình mà cách thể hiện tình thương yêu với con cháu sẽ khác nhau. Người lớn sẽ tặng cho trẻ nhỏ nào là bánh trung thu, đèn lồng hay những món đồ chơi yêu thích… Đây vừa là quà vừa là sự động viên, khích lệ trong ngày tết của các em.
Xem thêm: Bồn ngâm chân loại nào tốt nhất / Máy massage cầm tay loại nào tốt nhất / Gối massage loại nào tốt nhất / Chăn điện loại nào tốt nhất
Ý nghĩa Tết trung thu là sự báo hiếu được thể hiện rõ ràng nhất khi con cháu tỏ lòng biết ơn với gia đình. Hay đơn giản là dịp để chúng ta gửi lời cảm ơn, tri ân đến người đã nâng đỡ, giúp ta những lúc khó khăn trong cuộc sống như thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè...
Tết đoàn viên là phong tục truyền thống lâu đời được gìn giữ cho đến ngày nay. Hiểu được nguồn gốc và những ý nghĩa Tết trung thu tốt đẹp sẽ giúp chúng ta trân quý ngày hội này hơn. Một mùa trăng tháng tám lại sắp về, mong rằng tất cả mọi người sẽ được đoàn tụ bên gia đình trong an nhiên và hạnh phúc ngập tràn.
Xem thêm: Quà tặng ý nghĩa cho ông bà / Quà tặng 8/3 cho mẹ / Những quà tặng 8/3 cho vợ